Chỉ dẫn địa lý cụm từ hay thuật ngữ được báo chí và truyền thông lẫn các cơ quan chuyên ngành nhắc đến, cùng với xu hướng phát triển của thị trường tính cạnh tranh và nhu cầu ngày càng cao, thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm đặc biệt là nông sản. Sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm rất quan trọng, với yêu cầu ngày càng cao, thị hiếu với chất lượng sản phẩm. Danh tiếng sản phẩm luôn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu để lựa chọn đặc biệt là với sản phẩm nông nghiệp từ chất lượng đến hình thức bên ngoài sản phẩm kể cả an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mục lục bài viết
Chỉ Dẫn Địa Lý Là Gì ?
Là một quyền sở hữu trí tuệ và đối tượng được bảo hộ được quy định trong điều 3 Luật Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) 2019:
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
Ở khoản 22 điều 4 Luật SHTT khái niệm như sau “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”. Đồng điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều 79 Luật SHTT cũng nhắc đến giải thích “Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;”. Như vậy bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bảo hộ đặc tính riêng biệt của sản phẩm từ chất lượng, hình thức, đặc tính chủng loại do điều kiện tự nhiên quyết định như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, thủy văn, ánh sáng, thổ nhưỡng tác động lên sản phẩm. Sản phẩm mang đặc tính duy nhất xuất phát từ vùng lãnh thổ, khu vực nhất định ví dụ: sầu riêng Cái Mơn, nước mắm Phú Quốc, hạt tiêu Đắk Nông, chè Hồng Lộc.
Tầm Quan Trọng Khi Được Bảo Hộ
1.Chủ Thể Có Quyền Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý
Khác với các chủ thể quyền khác, quyền đăng ký bảo hộ bị giới hạn nhất định, chủ thể đặc biệt. Các cá nhân, tập thể, tổ chức không thể đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý với sản phẩm mà chỉ được cấp phép sử dụng chỉ dẫn địa lý do nhà nước quản lý hoặc được chỉ định quản lý. Cơ quan hữu quan tại địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý sẽ thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tùy theo sự phân quyền và sự linh hoạt của các địa phương có thể các Ủy ban nhân dân các cấp hoặc do cơ quan chuyên trách thực hiện đề án, quản lý, đăng ký bảo hộ.
“Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.”
2. Sản Phẩm Chuyên Biệt
Chỉ có các đối tượng nhất định và phải đáp ứng một số điều kiện, giới hạn về mặt lãnh thổ một cách nhất định mới được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Khác với nhãn hiệu hoặc sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay quyền tác giả, điều kiện áp dụng để chủ thể quyền đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ cao hơn. Ta xét theo từng tiêu chí để nhìn thấy những yêu cầu cần đáp ứng để được cấp văn bằng bảo hộ ngoài điều kiện chủ thể quyền bị giới ra thì còn những điều kiện khác tạo ra sự khác biệt lớn nhất:
2.1 Giới Hạn Về Đối Tượng
Theo Điều 80 Luật SHTT 2019, đối tượng được bảo hộ không phải là sản phẩm phổ biến và không phải là tên gọi chung cho đặc tính sản phẩm như: Bún bò Huế……Ngoài ra sản phẩm được bảo hộ đáp ứng yêu cầu không gây nhầm lẫn với nguồn gốc sản phẩm khác, nguồn gốc sản phẩm thương mại. Như vậy điều kiện này lệ thuộc nhiều vào nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đây là yếu tố cấu thành điều kiện để xét duyệt hồ sơ bảo hộ. Vì nguồn gốc sản phẩm gần như độc nhất và nhận diện phân biệt của người tiêu dùng rất rõ.
“Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1.Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3.Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.”
2.2 Yêu Cầu Danh Tiếng Và Đặc Tính Sản Phẩm
Một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá điều kiện đăng ký và cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể thấy được đặc tính sản phẩm thông qua yếu tố định lượng như chất lượng sản phẩm từ bên trong đến hình thức bên ngoài do điều kiện tự nhiên quyết định. Tiếp theo là yếu tố định tính như danh tiếng sản phẩm không thể cân đo về mặt lượng, điều này đòi hỏi sản phẩm thật sự phải được thị trường chấp nhận hay người tiêu dùng chấp nhận lựa chọn để sử dụng thông qua danh tiếng sản phẩm. Trong đó ngoài điều kiện tự nhiên thì phải có yếu tố con người tác động vào phát huy hết được tính chất sản phẩm và cho ra những sản phẩm tốt nhất.
“Điều 81. Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
1. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
2. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.”
“Điều 82. Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý
1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.”
2.3 Giới Hạn Về Lãnh Thổ
Sản phẩm phải có giới hạn về nguồn gốc xuất xứ xét về mặt quy hoạch hoặc về mặt diện tích khu vực, địa phương. Không phải ở một khu vực nhất định sẽ được xem xét chỉ có một ranh giới được xác định rõ và thể hiển ra được bằng bản đồ hay ngôn ngữ bình dân.
“Điều 83. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.”
3. Hiệu Lực Bảo Hộ
Ưu điểm khác của chỉ dẫn địa lý là hiệu lực bảo hộ vô thời hạn, trong khi các quyền khác có giới hạn nhất định về mặt thời gian. Ưu thế để sản phẩm có thể cạnh tranh và đề ra chiến lược dài hạn, các bước đi tiếp cận thị trường dài hơn. Đặc biệt tận dụng được tối đa được thời gian sản phẩm mà không phải lo lắng về thời gian bảo hộ.
“Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.”
4. Chấm Dứt Bảo Hộ
Để có thể chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Điều 95 Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, điểm “g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.”. Để một sản phẩm mất đi đặc tính riêng biệt, chất lượng sản phẩm do điều kiện tự nhiên quyết định thì rất khó. Hơn nữa dưới sự canh tác, cải tiến quy trình nông nghiệp hiện đại cộng với áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt, sản xuất, thì sản phẩm nông nghiệp hiện tại rất ổn định và chất lượng. Xét về tổng thể thì gần như sự phát triển theo hướng đi lên, dù tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến rất nhiều nhất là ngành nông nghiệp bị lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Nhưng người nông dân vẫn có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường nhiều biến động.
Tầm quan trọng khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là sản phẩm ngoài điều kiện được bảo hộ cho thấy sản phẩm đã được đánh giá cao, thì tính chuyên nghiệp xây dựng hình ảnh, nhận dạng thương hiệu một cách phổ biến khi nâng tầm sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ chính thức. Đó là bước đi khôn ngoan và nhiều chiến lược dài hạn để các địa phương ổn định, tái thiết, hiện đại hóa kinh tế nông thôn. Định hướng được phát triển nông thôn ổn định dựa vào nông nghiệp chuyên sâu, có kênh quản lý chính thức.