Theo điều 79 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2019 điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
“Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”
Điều kiện đầu tiên, điều kiện cần là sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, vùng lãnh thổ hoặc từ địa phương nhất định. Đây là yếu tố quan trọng nhất để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý vì sản phẩm chỉ có một nguồn gốc duy nhất và đặc thù của sản phẩm đó.
Có thể thấy nhìn rõ hơn vấn đề, yếu tố điều kiện tự nhiên mang lại đặc tính sản phẩm từ chất lượng đến hình thức. Một khu vực lãnh thổ nhất định và đồng thời có điều kiện tự nhiên nhất định tác động ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm một cách tích cực. Khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, nhiệt độ, lương mưa, ánh sáng tổng hợp lại tác động đến chất lượng sản phẩm, điều này chính là ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Cùng một sản phẩm, cùng chủng loại được trồng nhiều nơi nhưng lại không tạo được chất lượng như mong muốn hoặc không có đặc tính nổi bật bằng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ ở một vùng đất nhất định.
Đây là một khác biệt nổi bật nhất so với sản phẩm thông thường không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đặc biệt là nông sản. Vì nông sản là thực phẩm tiêu dùng hằng ngày nên được tiêu thụ phải kèm theo rất nhiều yếu tố để được người tiêu dùng chấp nhận, người tiêu dùng trực tiếp tiêu thụ nên sự đánh giá từ người tiêu dùng rất khách quan tích cực. Nếu có được danh tiếng sản phẩm sẽ tiếp cận được số lượng lớn và nhu cầu thị trường rộng, trải dài thông qua sự bảo hộ.
Vì bản chất sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên độc nhất nên giá trị sản phẩm trở thành hàng thương phẩm trên thị trường. Các mặt hàng, sản phẩm cùng loại sẽ không tạo dựng được thương hiệu một cách thuận tiện và khó tiếp cận khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khó tính, để nhận được sự ủng hộ và tin dùng của thị trường người tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao.
Điều kiện thứ hai, danh tiếng của sản phẩm là điều kiện đủ. Sản phẩm đã phải trải qua một thời gian dài nhất định để khẳng định danh tiếng của mình và được nhiều người biết đến trên thị trường tiêu dùng sản phẩm. Đây là thử thách thật sự “vàng thật không sợ lửa”, để có được danh tiếng chất lượng sản phẩm. Rất nhiều sản phẩm phải qua được sự ưu ái rất nhiều từ thị hiếu khách hàng và phải được khách hàng, người tiêu dùng đánh giá một cách minh bạch công khai đó chính sự nhận diện thương phẩm.
Danh tiếng phải được hiểu tạo lập từ bản chất nguyên bản sản phẩm, từ chất lượng sản phẩm tạo dựng ra. Điểm mấu chốt chính là sản phẩm được công nhận một giá trị vô hình nhưng lại rất quan trọng đối với người nông dân lẫn địa phương hướng đến mục đích phát triển kinh tế nông thôn.
Lấy ví dụ Tôm cành xanh Bến Tre. Thịt chắc, ngon và qua nhiều năm đã tạo ra thương hiệu của sản phẩm này, được tỉnh Bến Tre xem là một sản phẩm chủ lực của tỉnh giúp bà con nông dân phát triển kinh tế, hiện đại hóa nông thôn. Giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo trong nhiều năm trở lại đây.
Ưu điểm của sản phẩm được bảo hộ là nâng cao danh tiếng sản phẩm, kênh chính thức để bảo hộ sản phẩm theo hướng chuyên nghiệp. Một sản phẩm được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải trải qua quá trình đánh giá sản phẩm rất nghiêm ngặt từ rất nhiều yếu tố kết hợp lại. Đánh giá chuyên môn về chất lượng, hàm lượng các khoáng chất dinh dưỡng có trong sản phẩm từ các chuyên gia.