Quy tắc cơ bản của thị trường là quy luật cung cầu, đó là điều tất yếu. Sự lệ thuộc vào nhu cầu của thị trường của sản phẩm là những nguyên tắc cơ bản. Nhưng thực tế, khi vào mùa thu hoạch hoặc được mùa sản lượng nhiều thì lại mất giá “được mùa mất giá” và ngược lại “mất mùa được giá”. Vòng luẩn quẫn này đã tạo ra một vòng tròn thị trường lặp đi lặp lại nhiều năm không có thể giải quyết. Đã nhiều lần truyền thông báo chí, cơ quan hữu quan và xã hội thực hiện chiến lược “giải cứu nông sản” để giúp người nông dân tiêu thụ hàng hóa sản phẩm nông nghiệp. Khi nông sản vào vụ đã tạo ra sản phẩm dư thừa lớn làm rớt giá thị trường. Hầu hết người nông dân chỉ bán được sản phẩm thô là chủ yếu cho thương lái, nên gần như không thể kiểm soát được giá sản phẩm đầu cuối.
Người nông dân đã phải tốn rất nhiều thời gian và công sức cho giai đoạn trồng, thu hoạch. Nên họ cũng không mặn mà làm tiếp thêm giai đoạn tiêu thụ, sẽ phó mặc cho thương lái và lệ thuộc nhiều vào thương lái. Về góc độ nào đó phải thấy được, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở đầu cuối cũng tốn rất nhiều công đặc biệt là chi phí. Nhất là khâu vận chuyển, thuê bãi, thuê kho dự trữ sản phẩm người nông dân không thể tiếp cận được quá trình này dễ dàng, đôi khi họ cần thu hồi vốn gấp để trả nợ cho các chi phí phân bón, cây giống…. lúc đầu vụ.Vì thế nên họ không muốn đảm nhận thêm các khâu khác nhiều rủi ro.
Mục lục bài viết
Định Hướng Công Nghiệp Nhẹ Sản Phẩm Nông Nghiệp
Nhìn nhận vào thực tế ta thấy các cuộc giải cứu nông sản đây chỉ là đối pháp tạm thời và ngắn hạn. Cũng không thể mỗi năm lại tiếp tục thu mua sản phẩm giúp người nông dân khi thật sự không có nhu cầu. Sản phẩm bán ra thị trường đa phần là sản phẩm thô và tươi không qua chế biến, rất ít sản phẩm được chế biến dù chế biến thủ công. Đối với những sản phẩm như vậy thời gian bảo quản rất ngắn chính vì lẽ đó người nông dân không có kỹ thuật hoặc công nghệ sẽ không dám thử thách đảm nhận luôn khâu còn lại.
Tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và dồi giàu, nguồn cung sản phẩm đa dạng số lượng lớn. Điều nên làm là người nông dân và địa phương thay đổi chiến lược phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp nhẹ hỗ trợ ngành nông nghiệp. Nói cách khác, phát triển chế biến, sản xuất, đóng gói sản phẩm nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại. Giúp sản phẩm nông nghiệp có thể bảo quản lâu hơn và tìm cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài. Có thể thấy rất nhiều ngành nghề sản xuất đang cần nguồn cung từ sản phẩm nông nghiệp từ mỹ phẩm cho đến công nghệ sinh học, phân bón, thuốc y dược, chế biến lương thực thực phẩm, hóa màu. Ví dụ như nước ép trái cây, nước hoa quả đóng gói thì có thể kéo dài thời gian lưu thông sản phẩm. Trong khi các dạng chế biến khác làm khô hay các dạng trái cây sấy đóng gói thì các quy trình sản xuất tương đối đơn giản và không tốn nhiều chi phí cho việc thực hiện.
Chế Biến Nguyên Liệu Thô
Để cho người nông dân tận dụng được hết nông sản sẵn có, điều đầu tiên là có thể xử lý được đa dạng sản phẩm. Quan trọng hơn là người nông dân có thể tiếp cận được cách làm chế biến nguyên liệu thô theo cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất có thể. Biến những bất lợi trước đây thành cơ hội, ví dụ như tận dụng được nguyên liệu tươi nếu sản lượng năm đó tăng cao thì ngoài phần bán sản phẩm trực tiếp ra thị trường hay gián tiếp qua thương lái, đầu mối thu mua. Thì chế biến sản phẩm theo hướng công nghiệp nhẹ hay thủ công cũng có thể tiếp cận được khách hàng, người tiêu dùng theo phương thức khác tránh lệ thuộc một sản phẩm một mặt hàng. Với nhu cầu và lối sống hiện đại người tiêu dùng đôi khi muốn sản phẩm cũng phải hiện đại theo vì đó là sự chuyển đổi của xã hội lẫn cạnh tranh.
Kiểm Soát Sản Lượng
Nên quy hoạch vùng trồng sản phẩm theo khu vực để kiểm soát số lượng, để thực hiện được điều này cần phải có sự ủng hộ của chính quyền địa phương hay các liên minh hợp tác xã, tổ chức nông nghiệp, hiệp hội mới có thể xử lý thực hiện kiểm soát được sản lượng theo hướng tích cực. Không một người nông dân đơn lẻ nào có thể làm việc này trọn vẹn nếu không có sự hợp tác từ địa phương hiểu theo nghĩa rộng là liên vùng, liên tỉnh ngồi lại cùng tạo ra bản đồ quy hoạch cho toàn vùng nông nghiệp. Không phải giới hạn ở một khu vực kiểm soát, quy hoạch vùng trồng theo một tỉnh đơn nhất mà phải là tổng sản lượng của vùng. Việc người nông dân gieo trồng hàng loạt một cây hay sản phẩm nào đó chạy theo nhu cầu thị trường đã làm cho nhiều đợt mất giá qua nhiều năm. Đơn cử từ đầu những năm 2000 khi giá tôm sú tăng vọt, hàng loạt hộ nông dân ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang bỏ ruộng sang nuôi tôm chỉ sau vài năm giá tôm mất giá đã làm nhiều người điêu đứng. Tiếp theo đó, khoai lang được trồng ở Vĩnh Long có lúc giá 25,000 đồng/kg đã làm nhiều người trong vùng chuyển đổi trồng không quy hoạch, tự phát đã làm giá khoai lang rớt còn 2,000 đồng/kg. Nhiều người mất trắng và thua lỗ vì tự phát thiếu quy hoạch sản lượng nông nghiệp không kiểm soát được định hướng gieo trồng cây gì, nuôi con gì.
Đầu Tư Vốn Cho Sản Phẩm Nông Nghiệp
Điều cần thiết lúc này, nhiều hộ cá nhân người nông dân nuôi trồng phải tự xoay các đồng vốn tài chính để làm nông nghiệp. Đã dẫn đến các kiểu mô hình hiện tại đều nhỏ lẻ, thiếu tính cạnh tranh vì không thể đồng bộ các khâu và mở rộng quy mô sản xuất. Chi phí cho thuốc, phân bón, giống cây trồng tiêu tốn rất nhiều vào đầu vụ nên người nông dân không thể tái vốn nhiều cho các vụ tiếp theo. Đến cuối vụ phải nhanh chóng bán được sản phẩm để thu hồi vốn nhanh nhất có thể để tiếp tục mùa sau. Hỗ trợ vốn vay cho người nông dân để họ có thể thực hiện hiện đại canh tác tránh lãng phí thời gian công sức vật chất vào nhiều khâu không cần thiết trong sản xuất. Ngoài việc có vốn mạnh để tái sản xuất , ngoài ra còn giúp họ có thể làm được các bước tiếp theo không lệ thuộc thương lái như xây dựng được các nhà máy, nơi chứa nông sản hiện đại, đóng gói dây chuyền sản xuất…….Đó là cách để xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn đang ở thế kỉ 21 nhưng vẫn canh tác theo quảng canh thô sơ như thế kỉ trước.
Tiếp Cận Thị Trường
Tìm kiếm thị trường mới để tránh lệ thuộc thị trường cũ hay truyền thống. Đây là cách linh hoạt tiếp cận thị trường mở ra hướng đi mới tìm kiếm nhiều cơ hội và lợi nhuận được cơ cấu nhiều nơi. Tránh tình trạng nông sản Việt Nam gặp phải những năm gần đây vào thị trường tiêu thụ duy nhất từ Trung Quốc. Một khi xảy ra tình trạng sự kiện bất ngờ nào đó, nông sản Việt Nam phải xếp hàng đợi thông quan xuất sang Trung Quốc sẽ phải chấp nhuận nằm đợi và để nông sản bị hư hại hoặc bán tháo thu hồi vốn. Là nước nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất ủng hộ cho nông nghiệp, diện tích lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ tuyến tạo tiền đề đa dạng được sản phẩm nông nghiệp từ chủng loại đến chất lượng. Như vậy có thể nói sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thật sự đa dạng trong khi đó nhu cầu ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc là những thị trường lớn. Diện tích lãnh thổ phần lớn các nước này nằm khu vực ôn đới hoặc nam bán cầu điều đó dẫn đến không thể đa dạng sản phẩm nông nghiệp như Việt Nam đây là lợi thế lớn để xuất khẩu sang những nước này. Những năm gần đây nhiều ý tưởng mới tiếp cận thị trường Trung Đông nơi khí hậu khắc nghiệt khó có thể nuôi trồng sản lượng lớn trong khi thu nhập người dân ỏ các nước này cao nhu cầu lại nhiều. Đây là cơ hội để nông sản Việt xâm nhập thị trường và đem về lợi nhuận đặc biệt là ngoại tệ.
Thị trường truyền thống như Trung Quốc quá bất ổn và bị bảo hòa gặp phải cạnh tranh từ các nước khác trong khu vực và thế giới như Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia…thật sự bị thụ động rất nhiều trong xuất khẩu sang Trung Quốc.
Áp Dụng Khoa Học Công Nghệ
Cần phải có sự kết hợp giữa nhà nước, người nông dân và các tổ chức, cá nhân phát triển ứng dụng khoa học công nghệ để hiện thực hóa, hiện đại nông nghiệp bền vững sáng tạo. Cần có sự tập huấn, truyền đạt thông tin kiến thức, kinh nghiệm cho người nông dân để áp dụng vào thực tiễn. Các lớp kiến thức phải được mở liên tục với tầng xuất dày vì phải luôn cập nhật thông tin mới cho người nông dân. Tạo nhiều kênh nguồn kiến thức để người nông dân có thể tiếp cận mọi lúc mọi nơi như Internet rất thuận tiện.
Tạo dựng các ứng dụng thông báo cho người nông dân dự đoán xu hướng thị trường, dự báo thời tiết. Áp dụng kỹ thuật công nghệ như tưới nhỏ giọt để tiết kiệm chi phí và nước. Chọn giống tốt thích ứng với khí hậu thời tiết từng khu vực, đảm bảo không bị mất mùa ổn định giá theo từng năm. Đối với chất lượng vệ sinh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nến giống có thể chống lại sâu bệnh thì người nông dân sẽ hạn chế sử dụng thuốc hóa học giảm rủi ro khi kiểm định.
Tạo Mạng Liên Kết Thị Trường Sản Phẩm Nông Nghiệp
Hệ Thống Siêu Thị Hiện Đại
Tạo dựng danh tiếng sản phẩm như chỉ dẫn địa lý, chất lượng, hình thức sản phẩm, đóng gói chuyên nghiệp và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật để có thể tạo ra danh tiếng. Nhờ đó có thể vào được các kênh siêu thị tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh nhất và chuyên nghiệp. Vì số lượng người tiêu dùng chọn mua hay tiêu thụ từ các siêu thị rất nhiều, ưu điểm của các siêu thị lớn và uy tín. Nhưng để vào được các hệ thống này sản phẩm nông nghiệp phải yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại hình thức chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mạng Lưới Phân Phối Chợ Truyền Thống
Các chợ truyền thống luôn là nơi tiêu thụ mạnh các sản phẩm nông nghiệp hiện tại vẫn là đầu ra ổn định, lựa chọn cho người nông dân. Nhưng hầu hết các chợ chỉ mang tính nhỏ lẻ nhiều, chủ yếu các tiểu thương thu mua rồi bán lẻ cho người tiêu dùng. Các chợ hoạt động tự phát rất nhiều nên sản phẩm không được đánh giá cao, nên liên kết tạo ra nhiều điểm làm đầu mối thu mua phân phối đến các điểm nhỏ lẻ để tiêu thụ ví dụ mô hình chợ Bình Điền.