Trung tâm nghiên cứu công nghệ & Sở hữu trí tuệ CIPTEK thực hiện các cuộc khảo sát thực địa, địa bàn tỉnh Long An nhằm cung cấp thông tin khoa học cho quý độc giá. Đây là nguồn mở để mọi người có thể tham khảo và dẫn nguồn thực hiện các dự án, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Trung tâm CIPTEK tổng hợp thu thập dữ kiện thông tin từ nhiều nguồn để có cái nhìn tổng quát về điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An.
Mục lục bài viết
Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Long An
Độ cao tuyệt đối từ 0,4 – 6,5m; xu thế địa hình dốc theo hướng Tây – Bắc – Đông – Nam (riêng Đức Hòa theo tỉnh lộ 10 dốc về cả 2 phía). Vùng ven rìa: vùng chuyển tiếp giữa vùng đất cao hay thềm phù sa cổ nằm dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia với vùng đất thấp hay phù sa mới. Phổ biến dạng địa hình “gò” hay “giồng”, mặt địa hình của phù sa cổ bị xâm thực mạnh mẽ. Độ cao địa hình lớn nhất khoảng 4m. Vật liệu trầm tích gồm chủ yếu là sét, bột, cát là laterit. Các giồng các có dạng thẳng liên tục hoặc không liên tục, chạy song song với nhau theo hướng phổ biến Tây Bắc – Đông Nam.
Dọc bờ sông Tiền và các sông rạch nối với sông Tiền có địa hình của đê tự nhiên, gần sông cao nhất, càng xa sông độ cao thấp dần về phía nội đồng. Độ cao của đê tự nhiên cũng giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vật liệu trầm tích chủ yếu gồm cát thạch anh lẫn sét. Các giồng thấp hoặc nằm cô lập có tỷ lệ sét lớn hơn. Dưới giồng cát thường có các thấu kính chứa nước ngọt.
Là vùng đất với nền địa hình đặc trưng chạy dọc theo hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền. Khu vực này thuộc vào vùng địa hình ven sông, là vùng đất cao, với các giồng cát, kết hợp địa hình của đê tự nhiên, ít bị ảnh hưởng bởi lũ. Có tọa độ địa lý từ 105030′ 30 đến 106047′ 02 kinh độ Đông và 10023’40 đến 11002′ 00 vĩ độ Bắc,
– Phía đông và đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh
– Phía tây và tây bắc giáp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia
– Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
– Phía bắc giáp tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia.
Đất Đai, Thổ Nhưỡng
Cơ cấu đất của tỉnh Long An bao gồm: Đất cát và đất than bùn chỉ hiện diện ở huyện Mộc Hóa, quy mô nhỏ; đất mặn hiện diện ở khu vực hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc; đất phèn có ở hầu hết các huyện trong tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Mộc Hóa và Đức Huệ; và đất phù sa tập trung nhiều ở thành phố Tân An, các huyện Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ và Bến Lức (chiếm 30% diện tích của huyện).
Long An nằm ở phía Tây TP. Hồ Chí Minh (vùng Đông Nam Bộ), nơi chuyển tiếp giữa địa hình đồi thấp xuống đồng bằng. Các nghiên cứu về địa chất trầm tích cho thấy: đây là bậc thềm phù sa cổ (Pleitocene) gồm phần đất của huyện Đức Hòa và giáp Cambodia. Khu vực các huyện Châu Thành, huyện Tân Trụ, thành phố Tân An và huyện Thủ Thừa là vùng đệm giữa hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền. Nguồn phù sa từ các con sông thông qua hệ thống kênh rạch không ngừng được bồi đắp qua các năm.
Đất phù sa chiếm tỷ lệ 16,5% đất tự nhiên phân bố chủ yếu dọc theo sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông phân bố chủ yếu ở các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Tp Tân An và Thủ Thừa. Đất được hình thành từ các trầm tích trẻ Aluvi, có nguồn gốc sông hoặc đầm lầy không chứa vật liệu sinh phèn. Đất có màu nâu, nâu xám hoặc xám xanh, gley trung bình đến mạnh. Đất phù sa trong tỉnh Long An được chia thành các đơn vị bản đồ đất sau:
- Đất phù sa không được bồi gley (pg): phân bố ở địa hình thấp, đất bị gley mạnh toàn phẫu diện.
- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ đỏ vàng (pf): đất đã phát triển, tầng đất phân hóa rõ với tầng Bf, có nhiều đốm vệt nâu rỉ sắt biểu hiện sự phá hủy khoáng sét.
Đất phù sa là có sự phân hóa phẫu diện khá rõ nên đất này có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) chiếm đa số trong nhóm đất phù sa. Kiểu hình thái phẫu diện A B C, tầng mặt Ap bị xáo trộn do canh tác. Trong đó tầng Ap1 (0-15 cm) thường đậm màu hơn do chứa nhiều hữu cơ, thân rễ cây nhỏ bán thuần thục, cấu trúc yếu. Tầng Ap2 (10- 12 cm) nén dễ hơn, cấu trúc viên cục yếu, sáng màu. Tầng B phát triển, hàm lượng sét gia tăng và có nhiều vệt rỉ nâu, vàng loang lổ. Tầng C thuần thục, đôi khi lẫn ít vệt cát mịn và hữu cơ bán phân hủy. Gley trung bình đến mạnh ở một phần hay toàn phẫu diện.
Khí Hậu Tỉnh Long An
Nhiệt Độ
Long An là vùng đất nằm trong khu nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo cho nên có nền nhiệt trung bình/tháng khá cao (26,3 – 29,40C) và tương đối ổn định trong năm; tháng I và II có nhiệt độ thấp nhất trong năm cũng bình quân từ 26,3 – 26,5 0C. Tổng tích ôn ở Long An xếp vào loại cao so với các tỉnh Nam Bộ, tổng tích ôn ở Long An cao hơn 2.800 – 3.0000C/năm.
Ánh Sáng
Thời gian chiếu sáng tại Long An biến động từ 6,1 – 9,1 giờ/ngày (thấp nhất tháng 8 và cao nhất tháng 3); trong khi đó ở một số tỉnh khác thời gian chiếu sáng chỉ có 4,51 giờ/ngày. Các tháng trong năm đạt trị số giờ nắng khá cao: 207 – 282 giờ/tháng. Nếu ta quy ước số giờ nắng 222 giờ/tháng thì Long An có tới 8 – 9 tháng nắng/năm. Tổng tích ôn năm từ 9.700 – 10.100 °C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4 °C.
Lượng Mưa
Phần lớn lãnh thổ của tỉnh Long An có lượng mưa trung bình năm xếp vào loại mưa ít ở Nam Bộ. Lượng mưa biến động từ 1.301 – 1798 mm/năm so với bình quân Nam Bộ khoảng 1.800mm/năm.
Độ Ẩm
Độ ẩm trung bình tháng tại Long An dao động từ 78,5 – 87,7%, tháng thấp nhất là tháng III với 78,5%; tháng cao nhất độ ẩm đạt 87,7%. Đồng thời, với độ ẩm trong không khí cao quanh năm.
Hệ Thống Sông Ngòi
Nguồn nước tưới cho thanh long Châu Thành Long An chủ yếu là nguồn nước từ hai hệ thống sông Vàm Cỏ và sông Tiền thông qua hệ thống kênh rạch lớn và nhỏ trong vùng trồng thanh long Châu Thành Long An. Nước tưới đều có pH trung tính (độ pH trong nước tưới của tất cả các mẫu của Long An đều ≈ 7. Sở dĩ có được điều này do vị trí của tỉnh Long An ở cuối nguồn sông Tiền và sông Vàm Cỏ nên đã tiếp nhận lượng dưỡng chất và phù sa dồi dào và không bị nhiễm mặn như các địa phương khác. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,… trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông.
Thủy Văn
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13 – 14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.
Tài Liệu Tham Khảo
Source: https://vi.wikipedia.org/wiki/Long_An
– Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2018